Xông hơi khô và xông hơi ướt tại nhà cần lưu ý những gì?

Chúng ta đều biết xông hơi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ góp phần hỗ trợ một số bệnh cho cơ thể mà nó còn giúp cải thiện sắc đẹp và mang đến sự thư giãn cho tinh thần rất hiệu quả. Nhưng để quá trình xông hơi mang lại hiệu quả tối đa, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây…

Có thể bạn quan tâm:

Sử dụng phòng xông hơi đúng cách

Đây là một điều đòi hỏi tất cả chúng ta cần phải nhớ khi xông hơi. Khi phòng xông hơi đi vào hoạt động bạn cần chắc chắn rằng mọi yếu tố an toàn về đường điện và nước đều đã được kiểm tra kĩ lượng và an toàn.

xong-hoi-tai-nha-can-luu-y-nhung-dieu-gi

Chúng ta sử dụng phòng xông hơi khô hay phòng xông hơi ướt hiện nay rất đơn giản và tiện dụng thông qua bảng điều khiển. Tại đây chúng ta dễ dàng lựa chọn chế độ xông hơi cho mình tự nhiệt độ xông, thời gian xông và tự động tắt/ mở phòng xông. Cũng chính nhờ bảng điều khiển này mà chúng ta cũng nhanh chóng nắm được các sự cố xảy ra cho các thiết bị, nhất là máy xông hơi như thiếu nước, không đủ điện năng, lỗi maiso … để có thể kịp thời khắc phục.

Thời gian xông hơi

Về thời gian xông hơi, Đông y cho rằng, xông hơi ướt hay khô đều ra nhiều mồ hôi, có thể làm tổn thương âm huyết, hao hụt dương khí (năng lượng). Vì vậy, chỉ xông hơi khô khi cơ thể khỏe mạnh và 3 ngày hãy xông hơi một lần. Nếu xông hơi liên tục có thể bị ảnh hưởng đến tim mạch, cơ thể mệt hơn. Phụ nữ không nên lạm dụng xông hơi khô giảm béo thường xuyên vì sẽ làm cơ thể bị mất nước.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-xong-hoi-tai-nha

Sở dĩ không xông hơi quá lâu vì phòng xông hơi ẩm ướt, dễ chịu nhưng càng ở lâu càng thiếu ôxy. Bình thường chỉ nên xông 5 – 10 phút. Xông hơi khô tùy thể trạng, tuổi tác và sức khỏe. Người trẻ, khỏe mạnh có thể để mồ hôi toát nhiều, nhưng người có tuổi, gầy gò, người dễ vã mồ hôi chỉ nên cho toát ít. Chú ý tình trạng cơ thể sau mỗi lần xông và chỉ tiếp tục khi thấy thoải mái sau mỗi lần xông. Nếu thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt sau mỗi lần xông thì không nên tiếp tục nữa.

Xông hơi khoảng 5 – 10 phút rồi lau lại bằng khăn khô rồi hãy massage (ít nhất 6 giờ sau khi xông hơi hãy tắm). Hoặc vào phòng sục thư giãn có các đầu sục và luồng nước rất mạnh, sử dụng áp suất của nước và nhiệt độ khác nhau luân chuyển liên tục như được massage để làm sạch, thư giãn, giúp tan biến đau nhức ở các khối cơ, máu lưu thông…

Chú ý về ăn uống

Xông hơi xong hay bị mất nước, do đó nên uống trà gừng nóng, chanh nóng, hoặc các loại trà dân gian có pha đường, nước ép hoa quả để bù đắp lượng dịch nhất định cho cơ thể sảng khoái.

Không xông hơi khi ăn no, hoặc đang đói vì có hại cho hệ tim mạch và sức khỏe. Không xông hơi hay massage khi bị sốt, rối loạn tim mạch, bệnh ngoài da, đang mang thai, hen suyễn, say rượu, già yếu…

Bà bầu tuyệt đối không nên xông hơi

Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn lưu ý đến các bạn đó chính là, những mẹ đang có bầu không nên vào phòng xông hơi dù là thời gian ngắn, dài hay là thi thoảng mới vào. Theo các bác sỹ chuyên khoa sản, việc mẹ bầu vào phòng xông hơi để xông hơi sẽ khiến cho thai nhi bị thiếu oxy, nước ối bị nóng, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng động thai (hay còn gọi là dọa sảy thai) ở mẹ bầu.

>>> Tham khảo bài thuốc chữa động thai từ củ gai tươi hiệu quả!

Mẹ bầu tuyệt đối không nên xông hơi sẽ gây động thai

Kể cả trường hợp, xông hơi truyền thống bằng nồi xông lá cũng không được làm. Nó vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trên đây là những điều cần nhớ khi xông hơi. Hiểu biết những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi quyết định lựa chọn xông hơi là phương pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân.