Thời gian đông kết của xi măng – khô trong bao lâu?
Thời gian đông kết của xi măng có vai trò quan trọng trong xây dựng, giúp người thi công có thể tính toán và lên kế hoạch thi công phù hợp. Vậy thời gian ninh kết xi măng được xác định như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lexfuturus để nhận được thông tin hữu ích nhất.
Thời gian đông kết của xi măng – khô trong bao lâu?
1. Thời gian xi măng đông kết có ý nghĩa gì?
Sau quá trình thủy hóa, xi măng sẽ đóng rắn hoàn toàn. Người ta cần tính tính xác thời gian ninh kết của xi măng giúp đưa ra kế hoạch và tổ chức thi công để kết thúc công trình, thực hiện đầm lèn trước khi xi măng bắt đầu đóng rắn.
Để biết thêm các thông tin chi tiết về cách xác định thời gian đông của xi măng, chúng tôi mời bạn theo dõi các thông tin chi tiết ngay sau đây!
2. Cách xác định thời gian xi măng khô
Để xác định thời gian đóng kết của xi măng, người ta cần xác định được 2 thời điểm quan trọng nhất. Đó là:
- Thời gian bắt đầu: Được tính từ khi nhào trộn xi măng với nước cho tới khi mất dần tính dẻo
- Thời gian kết thúc: Được tính từ thời gian trộn xi măng với nước cho đến khi kim cắm trên bề mặt vữa xi măng một khoảng cách nhất định.
Người ta thực hiện theo xác định thời gian đông kết của xi măng theo các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Trộn vữa xi măng (có độ dẻo tiêu chuẩn) và cho vào khuôn Vicat. Đặt khuôn này và tấm đế vào khay ngâm mẫu, đổ nước sao cho bề mặt hồ trộn ngập sâu ít nhất 5mm.
- Bước 2: Để mẫu thử trong bể nước hoặc phòng kín có nhiệt độ khoảng 27 ± 2 °C. Sau một khoảng thời gian nhất định, chuyển khuôn, tấm đế và khay ngâm mẫu sang dụng cụ Vicat tại vị trí dưới kim đo.
- Bước 3: Hạ kim chậm cho đến khi chạm đến bề mặt vữa. Giữ nguyên vị trí này trong vòng 1 s đến 2 s sau đó thả nhanh bộ phận chuyển động và để kim lún thẳng sâu vào trong hồ.
- Bước 4: Đọc thang chia vạch khi kim ngừng lún, hoặc đọc vào thời điểm 30 s sau khi thả kim, tùy theo từng trường hợp khác nhau.
- Bước 5: Lặp lại thử nghiệm tại các vị trí khác nhau sau các khoảng thời gian như 10 phút, 15 phút,…
⇒ Thời gian bắt đầu kết đông xi măng được tính từ khi nhào trộn đến thời điểm khoảng cách giữa đầu kim châm tới tấm đế khoảng (6 ± 3)mm.
⇒ Thời gian kết thúc kết đóng rắn xi măng được tính đến khi kim chỉ lún lần đầu tiên trên bề mặt hồ khoảng 0,5mm.
Xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn có sức cản nhất định đối với sự lún của kim tiêu chuẩn. Lượng nước cần thiết để hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn được xác định bằng cách thử độ lún của kim vào các hồ xi măng có các hàm lượng nước khác nhau.
Thời gian đông kết được xác định bằng cách quan sát độ lún sâu của kim tiêu chuẩn vào hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn, cho đến khi nó đạt được giá trị quy định.
Cách xác định thời gian đông kết của xi măng
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xi măng khô
Xi măng khô nhanh hay khô chậm là do các yếu tố khác nhau tác động. Vậy các yếu tố này cụ thể là gì?
- Lượng thạch cao sử dụng: có khả năng điều chỉnh độ kết đông của xi măng. Nếu lượng thạch cao quá nhiều sẽ dễ khiến xi măng ninh kết nhanh, tạo đông kết giả và ngược lại.
- Độ mịn của xi măng: Xi măng có độ mịn cao thì khả năng thủy phân sẽ nhanh chóng. Nhờ vậy mà thời gian đóng rắn được rút ngắn hơn.
- Các điều kiện bảo dưỡng: Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quan trọng đến thời gian xi măng đông kết. Nếu trời quá nắng nóng thì lượng độ ẩm sẽ bị bay hơi hết dẫn đến tình trạng ngừng đóng rắn.
- Thời gian bảo dưỡng: Xi măng sau khi được thi công sẽ phát triển cường độ nhanh trong 28 ngày và chậm sau đó.
- Hàm lượng nước trộn: Sử dụng lượng nước không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến cường độ của hồ xi măng. Nếu dùng lượng xi măng không đổi trong khi tăng lượng nước sẽ khiến giảm cường độ vfa kéo dài thời gian đóng rắn.
- Điều kiện bảo quản xi măng: Nếu bảo quản xi măng không đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm ẩm. Điều này khiến xi măng bị vón cục và làm giảm cường độ của chúng rất nhiều.
Các yếu tố tác động tới khả năng đông kết của xi măng
Đọc thêm bài viết khác:
- Thời gian đông kết của bê tông lâu? Các yếu tố ảnh hưởng
- Lớp bê tông bảo vệ là gì? Tiêu chuẩn chiều dày của lớp bảo vệ
- Hàm lượng cốt thép trong bê tông – Công thức tính hàm lượng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6017:2015
TCVN 6017:2015 thay thế TCVN 6017:1995, hoàn toàn tương đương với ISO 9597:2008, và do Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và độ ổn định thể tích của xi măng. Áp dụng cho các loại xi măng thông thường, các loại xi măng và vật liệu khác có viện dẫn tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại xi măng có tính chất đặc biệt, ví dụ thời gian đông kết quá ngắn. Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật về thời gian đông kết và độ ổn định thể tích của một loại xi măng.
Đọc chi tiết về tiêu chuẩn này tại đây.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về giúp bạn giải đáp về thời gian đông kết của xi măng – xi măng khô trong bao lâu. Mong rằng các thông tin sẽ hữu ích cho bạn để ứng dụng cho các công trình xây dựng của mình. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi trong các bài viết tiếp theo nhé!