Sàn mái là gì? Cấu tạo – Kỹ thuật chống thấm sàn mái!
Sàn mái là gì? Đối với các công trình nhà cao tầng, biệt thự….sàn mái giữ vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu. Do đó khi thi công, yêu cầu nắm vững cấu tạo, kỹ thuật đối với loại sàn này rất cao, bao gồm các công nghệ chống thấm. Ngay sau đây Lexfuturus sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết về loại sàn này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sàn mái là gì?
Sàn mái được gọi với tên khác là sân thượng. Loại sàn này thường thấy ở những công trình kiến trúc cao tầng, biệt thự, nhà mái bằng…
Một số đặc điểm:
- Là bộ phận bao phủ phần trên của công trình kiến trúc.
- Làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình kiến trúc.
- Bảo vệ ngôi nhà trước những tác động từ các yếu tố bên ngoài như: mưa, nắng, bão…
Những tiện ích mang lại:
- Ngoài việc bao phủ, bảo vệ ngôi nhà trước các tác động từ thời tiết, sân thượng còn mang đến nhiều tiện ích thiết thực cho gia chủ
- Làm nơi phơi quần áo.
- Cất trữ đồ dùng gia đình.
- Cải tạo thành nơi thư giãn, uống cafe…
- Lắp đặt bể bơi…
Lưu ý: Trước khi quyết định sử dụng sân thượng vào bất kỳ mục đích gì, gia chủ cần cân nhắc, tính toán kỹ về khả năng chịu lực của sàn. Tránh tình trạng sử dụng sàn vào những mục đích vượt quá khả năng chịu lực của sàn, sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình.
Cấu tạo sàn mái
Công trình hoàn chỉnh sẽ có đầy đủ các lớp cấu tạo như sau:
1. Lớp kết cấu chịu lực
Lớp kết cấu này được tạo nên từ bê tông cốt thép, nó cũng có cấu tạo tương tự như đối với sàn nhà thông thường. Tuy nhiên độ dày bê tông cốt thép cần được tính toán chi tiết, kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo khả năng chịu lực cho mái.
2. Lớp tạo dốc
Lớp này được thiết kế ở trên lớp kết cấu chịu lực. Nguyên liệu chính dùng để tạo nên lớp này là bê tông xỉ, bê tông, gạch vỡ, bê tông đá dăm. Đúng như tên gọi của nó, lớp tạo dốc có nhiệm vụ chính là tạo dốc cho công trình. Từ đó tăng khả năng cách nhiệt, làm phẳng bề mặt kết cấu chịu lực. Ngoài ra lớp này cũng tạo sự thuận tiện để thi công lớp chống thấm cho sân thượng.
3. Lớp chống thấm
Lớp chống thấm có vai trò chính là ngăn không cho nước mưa thẩm thấu vào kết cấu sàn. Về vị trí, lớp này thường đặt trên lớp tạo dốc. Tuy nhiên cũng có những công trình mà sàn mái không có lớp tạo dốc. Lúc này lớp chống thấm sẽ được đặt bên lớp chịu lực.
Lớp này cũng được tạo nên từ bê tông cốt thép, tuy nhiên mác sẽ cao hơn so với bình thường. Ngoài ra có thể kết hợp với một số chất chống thấm chuyên dụng, nhằm nâng cao hiệu quả chống thấm cho công trình.
Yêu cầu kỹ thuật đối với sàn mái
Để đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, đội ngũ thợ thi công cần lưu ý đến một số yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Công trình cần phải đảm bảo tiêu chí về khả năng cách nhiệt, chống thấm, chống dột…
- Quá trình đổ bê tông cho sân thượng cũng được thực hiện tương tự như khi đổ bê tông thông thường.
Lưu ý khi đổ bê tông cho sàn mái:
- Nếu đổ bê tông trong điều kiện nhiệt độ >30 độ C, phải thực hiện đổ liên tục, để tránh ảnh hưởng đến khả năng liên kết của bê tông.
- Cấp phối nguyên liệu bê tông cần tăng lượng cát, giảm lượng đá dăm, nhằm mục đích đổ bê tông vào dầm dễ hơn, đầm hơn.
- Sau khi đầm, bê tông cần đảm bảo độ chặt cao (độ sụt từ 4-5cm). Mục đích của vấn đề này là tăng khả năng chịu tác động từ khí cho sàn tốt hơn.
- Cấp phối bê tông mac 200 theo tỷ lệ như sau: Xi măng 350kg; cát: 0,5 m3; đá dăm: 1×2:0.8 m3; nước: 200 lít.
- Thực hiện đầm bê tông tối thiểu 2 lần. Thời gian cách nhau giữa 2 lần đầm là 2 tiếng. Tuy nhiên cần tùy thuộc vào điều kiện thực tế để có thể quyết định thời gian tiến hành đầm lần 2 so với lần 1. Ví dụ vào những ngày thời tiết mát mẻ, nhiệt độ không cao, khi kết thúc thời gian đầm lần 1 khoảng 4 tiếng mới tiến hành đầm lần 2.
Chống thấm sàn mái loại nào tốt?
Để tăng khả năng chống thấm cho sàn mái, việc sử dụng kết hợp với các chất chống thấm được xem là phương pháp hữu hiệu. Dưới đây là một số chất chống thấm thường xuyên được sử dụng:
1. Chống thấm sàn mái bằng sika
Sika là vật liệu chống thấm cao cấp, được sử dụng cho nhiều công trình nhà ở, bồn nước, hồ bơi…Vật liệu chống thấm này có ưu điểm là độ kết dính tốt, bền bỉ, không bị ăn mòn bởi hóa chất thông thường, ngay cả trong môi trường kiềm.
Ngoài ra vật liệu sika còn có khả năng co giãn tốt, hạn chế tối đa các vết nứt trên bề mặt công trình trong quá trình sử dụng. Đặc biệt đây là vật liệu thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người sử dụng, nên được nhiều người tin dùng.
2. Chống thấm sàn mái bằng kova
Chống thấm Kova có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước, thích hợp sử dụng cho nhiều hạng mục công trình. Sản phẩm có ưu điểm nổi bật trong việc liên kết với bê tông, vữa xi măng.
Hơn nữa khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặn và khả năng kháng kiềm cực tốt. Đặc biệt trong chất chống thấm này không chứa chì, thủy ngân, hóa chất độc hại, nên an toàn với người thi công cũng như người sử dụng.
3. Màng chống thấm bitum khò nóng
Đây là sản phẩm chống thấm được làm từ nhựa bitum polyme BPP đàn hồi, hợp chất bitum tinh chế với polyme khối lượng phân tử cao. Tiếp đến màng khò nóng sẽ được gia cường bằng lưới polyeste không dệt. Mang đến hiệu suất cao trong mọi điều kiện.
Màng chống thấm có ưu điểm là chống thấm tốt, thân thiện với môi trường, khả năng kháng UV hiệu quả, thích hợp để chống thấm cho sân thượng của nhiều công trình kiến trúc.
4. Sơn Epoxy chống thấm
Loại sơn này có 2 thành phần chính là A, B. Trong đó thành phần A chứa các hạt màu nhỏ, cùng dung môi, chất phụ gia. Thành phần B chứa chất đóng rắn giúp sơn có thể đóng rắn dễ dàng hơn.
Ưu điểm nổi trội của loại sơn chống thấm này, đó là độ bám dính cao trên mọi chất liệu, bền với nhiệt, chịu mài mòn, ma sát tốt và có thể tẩy rửa dễ dàng.
5. Màng chống thấm gốc xi măng
Màng chống thấm gốc xi măng hiện nay có nhiều loại, nhưng nhìn chung sản phẩm chống thấm loại này có tác dụng thấm vào dưới bề mặt xi măng để bảo vệ công trình tốt hơn trước các tác động từ môi trường bên ngoài.
Sản phẩm có khả năng chống nứt, chống co ngót cao. Ninh kết nhanh chỉ sau 4h là có thể đi lại được. Ngoài ra vật liệu chống thấm gốc xi măng còn có khả năng chống nồm ẩm cao, dễ sử dụng cho các công trình.
Lưu ý: Tương ứng với mỗi một loại vật liệu chống thấm, sẽ yêu cầu kỹ thuật chống thấm khác nhau. Do đó khi sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất. Nếu không tự tin với khả năng chống thấm của mình, tốt nhất nên sử dụng dịch vụ chống thấm của các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp.
Lexfuturus vừa chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết về sàn mái là gì, cấu tạo và các kỹ thuật chống thấm sàn mái. Đọc thêm nội dung: