Sàn không dầm – Cấu tạo, đặc điểm và phân loại [CHI TIẾT]
Sàn không dầm là thiết kế nổi bật, được ứng dụng rất nhiều trong nhiều công trình hiện đại ngày nay. Vậy sàn không dầm là gì? Đặc điểm và cấu tạo của loại sàn này là gì? Hãy cùng Lex Futurus tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này nhé!
Sàn không dầm là gì?
Hiện nay, trước tình trạng vật liệu xây dựng ngày càng khan hiếm, người ta nghiên cứu và phát triển ra các phương pháp mới giúp tối ưu và giải quyết vấn đề này. Sàn không sử dụng dầm được ra đời với nhiều điểm ưu việt. Vậy sàn không sử dụng dầm là gì?
Sàn không dầm là loại sàn có kết cấu không sử dụng các thanh dầm ngang, dọc đỡ ở dưới mà liên kết trực tiếp với các cột, trụ của công trình. Hiểu đơn giản đây chính là loại sàn rỗng bên trong. Người ta sử dụng các loại nhựa tái chế có dạng hình hộp hay quả bóng để tối ưu và thay thế bê tông không tham gia chịu lực ở các phần giữa sàn. Nhờ vậy mà các công trình sử dụng sàn không có dầm vẫn đảm bảo độ chắc chắn và giảm trọng lượng của sàn khi liên kết với kết cấu công trình.
Đây được coi là đột phá mới trong ngành xây dựng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Sàn không dầm là gì?
Kết cấu – Cấu tạo sàn không dầm
Để giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ và rõ nét về loại sàn này, hãy cùng theo dõi các thông tin cụ thể về kết cấu sàn không dầm chúng tôi cung cấp dưới đây.
Loại sàn bê tông không dầm được cấu tạo từ 4 phần chính. Đó là:
- Tấm lưới thép chắc chắn trên cùng
- Phần nhựa tái chế có hình tròn hoặc hộp rỗng
- Tấm lưới thép ở bên dưới
- Móc thép để cố định chắc chắn cho kết cấu của sàn.
Trong đó các bóng nhựa và lưới thép là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sàn. Phần nhựa rỗng hình hộp hoặc quả bóng có tác dụng giảm tải trọng lượng bê tông cốt thép không cần thiết mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực.
Người ta bố trí lưới thép sàn không dầm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành 2 phương giúp, phân bố đều các vùng chịu mô men uốn và chịu lực cắt. Độ dày của sàn không dầm phụ thuộc vào tiêu chuẩn thiết kế thi công từ đầu. Bên cạnh đó, lưới thép còn giúp cố định vị trí và hình dạng các quả bóng nhựa, tạo kết cấu vững chắc cho sàn. Vì thế, đây được coi là phương pháp thi công tối ưu tiết kiệm vật liệu và thời gian thực hiện.
Các loại công nghệ đổ sàn không dầm
Bạn có biết hiện nay có các loại sàn bê tông không dầm nào? Hiện nay có 3 loại sàn không sử dụng dầm bê tông, bao gồm các loại dưới đây.
1. Loại sàn Bubledeck
Sử dụng phần nhựa rỗng có dạng hình bóng tròn. Có điểm nổi bật chính là bên cạnh sử dụng các lưới thép trên dưới, hộp nhựa rỗng thì chúng có tích hợp thêm các thanh thép chéo giữa các hộp với nhau để đảm bảo kết cấu chịu lực tốt.
Sàn Bubledeck
2. Loại sàn Uboot
Loại sàn Uboot này sử dụng khối rỗng có hình chóp cụt, có thanh thép đặt dạng hình chữ V giữa các hộp nhựa. Kết câu vững chắc, đảm bảo khả năng chịu lực tổng thể cho sàn.
Sàn Uboot
3. Loại sàn Cobia
Kết cấu theo dạng từng phên (hình hộp), các khối rỗng được ghép cố định sau đó được đặt chắc chắn tại các vị trí tại công trình thi công. Nhờ vậy nó được đánh giá là loại sàn lý tưởng để sử dụng trong nhiều công trình xây dựng.
Sàn Cobia
Các loại sàn này đều sử dụng chất liệu nhựa tái chế đảm bảo có chât sluwongj tốt, sử dụng bền bỉ và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng các công trình sàn không dầm.
Cách thiết kế sàn không dầm có ưu nhược điểm gì?
Không phải tự nhiên sàn bê tông không dầm được mệnh danh là phương pháp xây dựng mới được nhiều nhà thầu ưa chuộng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược điểm của kết cấu loại sàn sử dụng hộp rỗng tròn nhé!
1. Ưu điểm
a. Chịu lực tốt và Giảm trọng tải
Dù không sử dụng kết cấu 100% bê tông cốt thép như các loại vật, loại sàn này vẫn đảm bảo chịu lực tốt, ổn định, giúp công trình có tuổi thọ cao, bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng. Nghiên cứu chỉ ra, sàn bê tông không dầm có khả năng chịu lực gấp hai lần các loại sàn thông thường.
Nhờ sử dụng các hộp nhựa rỗng để lắp đặt trong phần lõi, sàn không dầm được giảm trọng lượng, giảm lực tác dụng trên toàn bộ công trình, đảm bảo được độ chắc chắn.
b. Tối ưu hóa chiều cao cho công trình
Nếu sử dụng các loại sàn có dầm thông thường sẽ mất đi một phần chiều cao của trần. Loại sàn này đã được tối ưu và khắc phục nhược điểm đó một cách tốt nhất.
c. Tiết kiệm chi phí và thời gian thi công
Sàn không dầm thi công sử dụng rất ít các vật liệu xây dựng nên có thể tiết kiệm được nguồn lớn chi phí. Có thể tiết kiệm được tới 35% lượng bê tông so với sàn dầm thông thường. Nhịp sàn lớn nên có thể đẩy nhanh tiến độ thi công. Ngoài ra lượng nhân sự cần thiết ít hơn và thời gian tiến hành nhanh hơn.
Thời gian thi công loại sàn này chỉ khỉ khoảng 5-7 ngày là có thể hoàn thiện.
d. Thân thiện với môi trường
Sử dụng loại hộp nhựa rỗng chắc, có độ bền cao và không gây độc hại cho môi trường. Ngoài ra việc giảm thiểu lượng bê tông sử dụng cũng góp phần hạn chế những tác động của con người trong khai thác các vật liệu tự nhiên như đá vôi.
Ưu điểm nổi bật của sàn không sử dụng dầm
2. Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm thì cũng có một số nhược điểm như sau:
- Dễ xuất hiện tình trạng đẩy nổi khiến chiều dài của sàn tăng thêm hơn so với bản thiết kế.
- Các loại sàn không dầm thường có tình trạng rỗ đáy để lộ các quả bóng nhựa khi tháo ván khuôn do không xử lý cẩn thận trong quá trình thi công.
Thiết kế sàn không dầm cần lưu ý gì?
Sàn không có dầm khi thực hiện thi công và thiết kế tính toán rất kỹ càng. Bởi lẽ mặc dù đây là phương pháp tiết kiệm vật liệu xây dựng nhưng nó lại cần xây thêm các chi tiết phụ trợ nhằm đảm bảo tốt chất lượng và khả năng chịu lực. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về lựa chọn chất liệu nhựa tốt có khả năng chịu đựng bền bỉ để đảm bảo tốt cho công trình sàn của bạn.
Ứng dụng sàn không dầm nhà dân, nhà phố
Nhiều công trình hiện nay đã và đang áp dụng sàn bê tông không dầm đặc biệt là các công trình nhà ở, khu chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện,…Các công trình này có độ bền bỉ cao, chịu lực tốt, đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí cho con người.
Trong tương lai, loại sàn không có dầm này chắc chắn sẽ còn phát triển và cải tiến trong nhiều công trình xây dựng hơn nữa.
Ứng dụng trong nhà dân nhà phố
Tóm lại sàn không dầm là phương pháp xây dựng tiết tiến giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tốt về chất lượng công trình. Với những thông tin #lexfuturus cung cấp ở trên mong rằng sẽ giúp ích cho bạn.
Theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất nhé! Đọc các bài viết cũ hơn: