Nứt sàn bê tông – Nguyên nhân – Cách xử lý [NHANH] nhất

Bạn đang lo lắng về tình sự cố nứt sàn bê tông? Bạn muốn biết chính xác nguyên nhân gây ra sự cố này? Bạn muốn tìm phương án xử lý hiệu quả? Hãy cùng Lexfuturus đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Nứt sàn bê tông

Nứt sàn bê tông có nguy hiểm không?

Khi nhận thấy sự cố nứt sàn bê tông, nhiều người tỏ ra lo lắng về hậu quả mà sự cố này có thể gây ra. Sàn bê tông bị nứt có nguy hiểm không cần phải được đánh giá về mức độ nứt của sàn. Cụ thể:

1. Với những vết nứt nông hay rạn nứt chân chim: Thông thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu của ngôi nhà. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tạo cảm giác không thoải mái khi nhìn thấy những vết nứt đó.

2. Với những vết nứt sâu: vết nứt ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời, có thể gây ra các sự cố như sau:

  • Vết nứt lớn khiến kết cấu công trình bị ảnh hưởng, có thể khiến gạch vữa bị rơi xuống.
  • Vết nứt làm giảm tuổi thọ công trình, do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn.
  • Nứt bê tông làm tăng độ thấm nước.

=> Những rủi ro này nếu không được xử lý kịp thời, về lâu dài có thể khiến công trình bị đứt gãy, dẫn đến sập.

Nứt sàn bê tông có nguy hiểm không còn tùy vào từng trường hợp

Nứt sàn bê tông có nguy hiểm không còn tùy vào từng trường hợp

Nguyên nhân nứt sàn bê tông

Nếu muốn tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả cần phải xác định chính xác nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này!

1. Nứt do co ngót bê tông

Co ngót bê tông là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sàn bị nứt. Các vết nứt này xảy ra khi nước trong bê tông bốc hơi quá nhanh, nhất là khi đổ bê tông vào những ngày nắng gắt, có gió, độ ẩm thấp. Khi đó bề mặt bê tông khô nhanh hơn phần đáy bê tông, khiến 2 mặt của bê tông có sự chênh lệch nhau, dẫn đến việc sản sinh ra lực kéo.

Chính vì vậy phương án để hạn chế tình trạng này đó là nên đổ bê tông vào những ngày trời râm mát. Hoặc sau khi đổ xong cần phải giữ độ ẩm cho bê tông bằng cách tưới nước. Ngoài ra các bạn cũng có thể bố trí hệ thống phun sương, hoặc sử dụng các chất phụ gia để làm chậm quá trình bốc hơi…

Co ngót bê tông là một trong những nguyên nhân khiến sàn bê tông bị nứt

Co ngót bê tông là một trong những nguyên nhân khiến sàn bê tông bị nứt

2. Nứt do lún

Nếu nứt sàn bê tông do lún thì đánh giá đây là tình trạng nghiêm trọng. Rất có thể đây là kết quả của việc đầm nền chưa chặt, hoặc do xói mòn đất nền hay đất nền quá yếu. Với những công trình dân dụng nếu thi công phần móng nông hay xung quanh có các cây trồng lớn, cũng là những nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt.

Lún cũng là một trong những nguyên nhân khiến sàn bê tông bị nứt

Lún cũng là một trong những nguyên nhân khiến sàn bê tông bị nứt

3. Nứt do nhiệt

Nhiệt độ cũng được xem là một trong những nguyên nhân. Cụ thể:

  • Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại.
  • Gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh lại co lại.
  • Ngày nở, đêm co.
  • Mưa nở, nắng co.
  • Mùa hè nở, mùa đông co.

Đây chính là tình trạng mà các sàn bê tông hiện nay đang phải chịu. Do đó khi thiết kế, kỹ sư công trình cần phải đánh giá được tình hình và đưa ra những phương án cho kết cấu công trình được biến dạng tự do. Tránh tình trạng bê tông không được co nở sẽ gây ra ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông và gây ra hiện tượng nứt trên bề mặt sàn như chúng ta thường thấy.

Đặc biệt với những không gian ngoài trời, việc chịu tác động từ yếu tố thời tiết càng mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy khi thi công, cần phải chia nhỏ kích thước sàn bằng các khe co giãn với mục đích tạo cho bê tông không gian co giãn khi điều kiện nhiệt độ thay đổi. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng nứt bề mặt sàn.

4. Nứt do ăn mòn cốt thép

Tình trạng ăn mòn cốt thép xảy ra khi bê tông bị ướt và phần cốt thép tiếp xúc với oxy. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, đó là do trong bê tông xuất hiện các vết nứt nhỏ, khiến cho nước có cơ hội thẩm thấu vào bên trong.

Lúc này nước sẽ khiến cho cốt thép bắt đầu bị rỉ sét và bắt đầu biến dạng đẩy bê tông, gây ra hiện tượng nứt vỡ. Biện pháp xử lý hữu hiệu nhất lúc này là nên xử lý các vết nứt nhỏ trước khi chúng phát triển thành vết nứt lớn.

Tình trạng ăn mòn cốt thép cũng khiến cho sàn bị nứt

Tình trạng ăn mòn cốt thép cũng khiến cho sàn bị nứt

5. Nứt do quá tải trọng

Có thể bạn chưa biết, sàn bê tông được thiết kế để chịu được mức tải trọng nhất định nào đó. Chính vì vậy khi tăng tải trọng lên sàn bê tông vượt quá tải trọng thiết kế ban đầu, cũng sẽ gây ra hiện tượng nứt sàn. Trường hợp bạn muốn tăng sức tải cho sàn, cần phải có biện pháp kiểm định kết cấu và gia cường để kết cấu vững chãi hơn.

Xử lý sàn bê tông mới bị nứt

Đối với những vết nứt nhỏ, các bạn có thể áp dụng quy trình xử lý vết nứt bê tông dưới đây nhé:

  • Bước 1: Dùng máy cắt cầm tay để cắt theo đường nứt, mục đích để mở rộng khu vực nứt giúp quá trình trám diễn ra thuận lợi.
  • Bước 2: Dùng chổi hoặc máy hút bụi để loại bỏ sạch bụi bẩn trong khe nứt. Sau đó dùng khăn ẩm để lau lại nhằm tăng tính liên kết cho sàn với vật liệu sửa chữa.
  • Bước 3: Các bạn có thể dùng sơn AB, Epoxy hoặc vữa xi măng…để trám vết nứt.
  • Bước 4: Chờ cho vật liệu khô hoàn toàn, các bạn sẽ kiểm tra lại khu vực vừa sửa chữa. Sau đó đánh giá về mức độ hoàn thiện và có những bổ sung nếu cần.
  • Bước 5: Phủ chống thấm và nhuộm màu khu vực vừa thi công nhằm hạn chế tình trạng khu vực vừa sửa chữa bị thấm ẩm, bám bẩn, hay màu sắc không đều đều với khu vực xung quanh…

Xử lý sàn bê tông bị nứt như thế nào?

Xử lý sàn bê tông bị nứt như thế nào?

Chống nứt sàn bê tông như thế nào?

Thay vì phải mất nhiều thời gian để xử lý vết nứt, các bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng này xảy ra bằng một số biện pháp sau:

1. Lưới chống nứt bê tông

Đây là loại lưới có đặc điểm là chịu nước, chống mối mọt hiệu quả. Hơn nữa còn có độ bền cao, giá thành cũng không quá cao, thi công nhanh chóng nên được nhiều người áp dụng.

Khi sử dụng các bạn chỉ cần trải lưới phủ đều lên bề mặt sàn, cố định chúng với bề mặt tấm Cemboard bằng đinh hoặc vít khoan đầu dù. Tiếp đến tô một lớp hồ dầu mỏng lên khu vực đã đặt lưới nhằm tăng độ bám dính cho lưới và sàn.

Lưới chống nứt bê tông

Lưới chống nứt bê tông

2. Keo chống nứt bê tông

Hiện có nhiều loại keo chống nứt bê tông, tuy nhiên sika là loại keo chuyên dụng được nhiều người sử dụng nhất. Loại keo này có khả năng kết dính tốt với bề mặt bê tông. Hơn nữa còn có độ đàn hồi tốt và khả năng kháng nước hiệu quả. Các thao tác sử dụng cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Keo chống nứt bê tông

Keo chống nứt bê tông

3. Phụ gia chống nứt bê tông

Phụ gia chống nứt cũng là một trong những giải pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nứt bê tông. Chúng có tác dụng tăng tính lưu động của hỗn hợp bê tông, giảm lượng nước cũng như lượng xi măng cần dùng. Đồng thời điều chỉnh thời gian đông kết bê tông ở mức thích hợp.

Trên đây là các vấn đề về nứt sàn bê tông, nguyên nhân và biện pháp xử lý phòng tránh. Hy vọng thông tin trên có thể giúp các bạn có thể xử lý sự cố này hiệu quả nhất.

Đọc thêm các bài viết cũ hơn: