Hàm lượng cốt thép trong bê tông – Công thức tính hàm lượng

Hàm lượng cốt thép trong bê tông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự kiên cố, vững chãi cho công trình. Ngoài ra việc nắm chính xác hàm lượng thép cần dùng, sẽ giúp quá trình dự toán chi phí xây dựng diễn ra thuận tiện. Ngay sau đây lexfuturus sẽ thông tin đến bạn những nội dung chi tiết nhất về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hàm lượng cốt thép trong bê tông

Hàm lượng cốt thép là gì?

Hàm lượng cốt thép được ký hiệu µ. Đây chính là đại lượng thể hiện tỉ lệ giữa diện tích tiết diện cốt thép và diện tích tiết diện bê tông. Đối với các công trình xây dựng sử dụng cấu kiện bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu lực và chịu kéo. Trong đó bê tông chịu nén tốt, còn cốt thép chịu cả nén và kéo. Tuy nhiên cốt thép thường được dùng để chịu kéo nhiều hơn vì giá thành của loại vật liệu này hiện nay tương đối cao.

  • Hàm lượng bê tông cốt thép cần đạt chuẩn để đảm bảo khả năng chịu lực cũng như kết cấu cho công trình.
  • Hàm lượng này nếu quá ít, công trình sẽ không đảm bảo được khả năng chịu lực.

Nhưng nếu quá nhiều sẽ dễ dẫn đến bê tông bị phá do lực kéo của cốt thép (tức bê tông bị phá hoại trước khi cốt thép bị phá hoại). Hơn nữa chi phí xây dựng cũng sẽ tăng cao do chi phí của sắt thép thời điểm này tương đối cao.

Hàm lượng µ là đại lượng thể hiện tỉ lệ giữa diện tích tiết diện cốt thép và diện tích tiết diện bê tông

Hàm lượng µ là đại lượng thể hiện tỉ lệ giữa diện tích tiết diện cốt thép và diện tích tiết diện bê tông

Công thức tính hàm lượng cốt thép

Cách tính hàm lượng cốt thép trong bê tông áp dụng theo công thức chuẩn như sau:

µ= As/(b*ho)

  • µ: là hàm lượng cốt thép.Trong đó:
  • h0: chiều cao của tiết diện.

Sau khi áp dụng công thức tính toán trên, nếu nhận thấy hàm lượng bé hơn µmin (hàm lượng cốt thép tối thiểu), cần phải bổ sung lượng thép tương ứng với µmin, nhằm mục đích tạo sự chắc chắn cho công trình.

Ngược lại khi hàm lượng tính toán lớn hơn µmax (hàm lượng tối đa), cần xử lý bằng cách tăng tiết diện của cấu kiện, tăng cấp bền của bê tông và cốt thép…để giảm lượng cốt thép tính toán.

Tuy nhiên trong đa số trường hợp xác định theo công thức này gây rắc rối đặc biệt là đối với trường hợp bố trí cốt thép theo chu vi. Do đó gần đúng có thể xác định bằng As / (b*h).

Giáo sư Nguyễn Đình cống xác định hàm lượng cốt thép hợp lý nhất dựa theo công thức trong ảnh dưới đây!

Công thức tính hàm lượng cốt thép

Công thức tính hàm lượng cốt thép

Tiêu chuẩn cốt thép trong 1m3 bê tông

Để biết chính xác kết quả tính toán thu được có đạt chuẩn hay không, chúng ta cần dựa vào bộ tiêu chuẩn dưới đây:

1. Hàm lượng cốt thép trong sàn

Khi đổ sàn cần sử dụng đến lượng cốt thép nhất định để đảm bảo kết cấu vững chãi, cũng như độ bền cho công trình. Hiện nay hàm lượng cốt thép sàn thường được sử dụng là 90kg/m3 bê tông.

2. Hàm lượng cốt thép trong dầm

Khi thi công dầm bê tông cần đảm bảo hàm lượng cốt thép dầm < 2%. Hàm lượng lý tưởng nhất là từ  1.2 – 1.5%.

3. Hàm lượng cốt thép trong cột

Hàm lượng tiêu chuẩn trong cột có giá trị max tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu xây dựng. Trong trường hợp hạn chế sử dụng thép để tiết kiệm chi phí, thì Max lúc này sẽ bằng 3%. Tuy nhiên nếu đạt chuẩn thì hàm lượng này phải đạt Max = 6%.

Hàm lượng µ trong cột với Max = 6%

Hàm lượng µ trong cột với Max = 6%

Dựa vào hàm lượng tiêu chuẩn mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, khi tính toán hàm lượng cốt thép nếu nhận thấy kết quả tính toán cao hơn hay thấp hơn hàm lượng tiêu chuẩn, các bạn cần có biện pháp điều chỉnh về ngưỡng tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn lượng cốt thép tùy thuộc vào từng kết cấu

Tiêu chuẩn lượng cốt thép tùy thuộc vào từng kết cấu

Cách kiểm tra hàm lượng cốt thép trong bê tông

Để kiểm tra chính xác hàm lượng cốt thép có đạt chuẩn hay không, các bạn có thể dựa vào từng cấu kiện và fi như sau:

  • CT móng cột: fi<=10:20kg; fi<=18:50kg; fi>18:30kg/m3 bê tông. Tổng 90kg/m3.
  • CT dầm móng: fi<=10:25kg; fi<=18:120kg/m3 bê tông. Tổng 145kg/m3.
  • CT cột: fi<=10:30kg; fi<=18:60kg; fi>18:75kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3.
  • CT dầm: fi<=10: 30kg;fi<=18:85kg; fi>18:50kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3.
  • CT sàn: fi<=10:90kg/m3 bê tông.
  • CT lanh tô: fi<=10:80kg/m3 bê tông.
  • CT cầu thang: fi<=10:75kg; fi<=18:45kg/m3 bê tông. Tổng 120kg/m3.

Bảng tra hàm lượng cốt thép

Dưới đây là bảng tra hàm lượng cốt thép cho từng cấu kiện, chúng tôi chia sẻ để các bạn được biết:

Bảng tra hàm lượng cốt thép

Bảng tra hàm lượng cốt thép

Lưu ý:

  • Bảng tra hàm lượng trên chỉ áp dụng đối với các công trình nhà dân dụng.
  • Bảng tra trên chỉ sử dụng trong trường hợp không có thiết kế kết cấu và thống kê thép.

Lexfuturus vừa cùng bạn đi tìm hiểu về hàm lượng cốt thép trong bê tông. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp việc tính toán số lượng cốt thép cần dùng phù hợp với công trình. Vừa đảm bảo kết cấu vững chãi cho công trình, vừa tránh tình trạng lãng phí gây tốn kém chi phí. Mọi thông tin cần được tư vấn chi tiết hơn, các bạn liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Đọc thêm các bài viết khác: