Độ dốc sàn nhà vệ sinh tiêu chuẩn – Cách tính [CHI TIẾT]
Sàn nhà vệ sinh là khu vực sử dụng loại cấu tạo sàn đặc biệt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh cũng phải đạt tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo giá trị sử dụng tốt nhất. Vậy thông số này có ý nghĩa gì? Cách tính toán độ dốc ra sao cho chính xác? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây của Lexfuturus!
Độ dốc sàn nhà vệ sinh để làm gì?
Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, ẩm ướt cao. Đây là môi trường thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, nấm mốc gây hại phát triển. Làm sao để hạn chế tình trạng này? Các sàn nhà vệ sinh cần được tính toán và xây dựng với độ dốc nhất định.
Nếu độ dốc này quá nhỏ sẽ gây tình trạng ứ đọng, thoát nước chậm, nước có thể tràn ra nhiều khu vực xung quanh. Hoặc nó cũng gây nên tình trạng ngấm ẩm qua tường, gây mốc tường và làm giảm độ chắc chắn của cấu trúc của toàn bộ công trình. Ngược lại nếu sàn quá dốc sẽ gây ảnh hưởng và khó khăn trong quá trình sử dụng.
Do đó cần có tiêu chuẩn về độ dốc của sàn nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích sử dụng cho con người.
Độ dốc sàn nhà có tác dụng gì?
Tiêu chuẩn độ dốc nhà vệ sinh
Theo các chuyên gia ngành thiết kế, xây dựng: Sàn nhà vệ sinh cần phải có độ dốc ít nhất là 0.5% (5/1000mm) để thoát nước nhanh chóng, giữ sàn khô ráo.
Tuy theo từng loại sàn cũng như thiết kế và trình độ nhân lực thi công, độ dốc của sàn nhà vệ sinh có thể thay đổi khác nhau. Ví dụ như sàn có diện tích lớn, chúng ta cần chia sàn thành các hướng khác nhau để việc thoát nước có thể diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Nếu sàn nhà vệ sinh thấp hơn nền nhà, bạn cần tính toán độ dốc sàn hợp lý nhất. Theo tính toán, độ dốc sàn hợp lý nhất trong khoảng từ 1-2% với lỗ thoát nước thấp hơn khoảng 10mm. Ngoài ra sàn nhà vệ sinh cung cần thấm hút tốt, người ta thường sử dụng một số vật liệu bê tông cát, bê tông gạch vỡ nát,…
Cách tính độ dốc nhà vệ sinh
Khi thực hiện thi công nhà vệ sinh, người ta cần tính toán độ dốc sàn sao cho hợp lý nhất. Hệ số dốc:
m = H/L = tan(α)
Trong đó
- H là độ cao lại vị trí cao nhất của sàn
- L là độ dài cạnh dưới của sàn
- Góc α = arctan (m)
Khi có hệ số dốc thì độ dốc sàn được tính theo công thức:
i% = m x 100%
Trong đó:
- i% là độ dốc
- m là hệ số dốc
Ví dụ cụ thể: từ vị trí lỗ thoát tới cửa phòng vệ sinh là 5m. Để đảm bảo được độ dốc sàn nhà vệ tinh tiêu chuẩn 0.5% thì độ cao nhất của sàn là bao nhiêu?
Từ công thức i% = m x 100% => 0.5% = m x 100% => m = 0.005. Mà m = H/L => H = m.L = 0.005 x 5 = 0.025m.
Như vậy điểm cao nhất của sàn nhà vệ sinh cao 0.025m = 2.5cm. Góc α = arctan (0.025) = 1,432 độ
Cách tính độ dốc sàn nhà vệ sinh
Như vậy, cách tính độ dốc sàn nhà vệ sinh vô cùng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay khi thực hiện thi công dễ dàng. Độ dốc sàn có vai trò quan trọng và là yếu tố cần được quan tâm giúp hạn chế thấm nước và thoát nước trên bề mặt sàn nhanh chóng, đảm bảo cả chất lượng lẫn thẩm mỹ.
Đọc thêm các bài viết khác: