Chiều dày sàn nhà dân dụng theo tiêu chuẩn là bao nhiêu? Cách tính chuẩn nhất!

Chiều dày sàn nhà dân dụng là yếu tố quan trọng và có vai trò quyết định đến độ bền và khả năng chịu lực. Vậy tiêu chuẩn về độ dày này như thế nào? Cách tính toán thông số chính xác ra sao? Tất cả câu trả lời đều được gói gọi trong bài viết này của Lex Futurus, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chiều dày sàn nhà dân dụng

Chiều dày sàn nhà dân dụng dày bao nhiêu?

Các công trình nhà dân dụng đều được tính toán chi tiết và cụ thể  đặc biệt là phần sàn nhà. Khi tính toán sàn, người ta quan tâm tới chiều dày của chúng. Bởi chiều dày sàn quyết định độ bền vững và chịu lực. Nếu chiều dài nhỏ thì công trình khó đảm bảo được độ cứng và an toàn. Ngược lại, nếu chiều dày quá lớn sẽ khiến lãng phí vật liệu, tăng trọng tải cũng như lượng bê tông cốt thép cho công trình.

1. Các tiêu chuẩn chiều dày sàn nhà

Tiêu chuẩn chiều dày sàn nhà dân dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Kích thước nhịp
  • Độ cứng của dầm
  • Tải trọng
  • Mác bê tông
  • Loại thép sử dụng
  • Hàm lượng thép dùng cho sàn

Thế nhưng để tính toán chiều dày của sàn nhà các công trình dân dụng thì người ta thường chỉ xét yếu tố cơ bản nhất chính là nhịp.

2. Yêu cầu cơ bản về chiều dày sàn

chiều dày sàn đạt tiêu chuẩn cần phải đáp ứng được các yếu tố quan trọng như sau:

  • Chịu nhiệt và cách âm: Độ dày sàn cần được tính toán phù hợp sao cho không ảnh hưởng tiếng ồn giữa các tầng trong công trình với nhau. Không chỉ thế, sàn cần có khả năng chịu nhiệt để đảm bảo an toàn.
  • Khả năng chịu lực và tải trọng: Chính là yếu tố quan trọng nhất. Độ dày sàn tiêu chuẩn không cần quá dày hay quá mỏng, trọng tải sàn cần được tối ưu hóa, có thể sử dụng loại sàn không dầm hiện đại.
  • Chống thấm, chống cháy và chống ăn mòn: Các tính năng quan trọng đảm bảo chất lượng cho công trình.
  • Tiết kiệm chi phí: Các chi phí về vật liệu hay nhân công cần tính toán cụ thể và kỹ lưỡng. Đảm bảo chiều dày sàn vừa đảm bảo chất lượng và không tốn kém hay lãng phí.

Tùy theo từng thiết kế khác nhau, nhưng cơ bản tiêu chuẩn chiều dày sàn nhà dân dụng từ 8 – 10 cm. Đây là độ dày cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn kể trên từ khả năng chịu lực cho đến chịu nhiệt và cách âm…

chiều dày sàn nhà theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn về chiều dày sàn

Đổ bê tông sàn nhà dày bao nhiêu? Cách tính chuẩn nhất

Chiều dày sàn có vai trò quan trọng trong mọi công trình từ nhà ở, các trung tâm thương mại, khu chung cư, bệnh viện, trường học,… Vậy đổ bê tông sàn nhà dày bao nhiêu? Cách tính như thế nào?

1. Tính chiều dày sàn theo phương pháp cơ bản

Đối với loại sàn sử dụng bê tông cốt toàn khối, chiều dày sàn sẽ được tính theo công thức:

h =(D/m)Lng

Trong đó:

  • h: Trị số nhỏ nhất được quy định riêng với mỗi loại sàn (mái – 5cm; sàn nhà dân dụng – 6cm).
  • Lng: Chiều dài cạnh ngắn được tính theo ô bàn
  • D = 0.8-1.4 theo từng tải trọng của mỗi công trình
  • m = 30 – 35 với bản loại dầm khác nhau
  • m = 40 – 45 với loại bản kê có 4 cạnh

2. Tính chiều dày sàn theo AIC

Tùy vào loại bản dầm và bản kê 4 nhóm cạnh nhau, AIC sẽ có các trị số hmin phụ thuộc vào độ võng, độ cứng của dầm và thép sử dụng.

  • Nếu  0,2 < α < 2,0 thì chiều dày sàn không nhỏ hơn hmin = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 inch
  • Nếu α >2 thì chiều dày sàn không nhỏ hơn hmin = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 inch.

Trong đó:

  • α là tỷ số độ cứng của dầm và sàn được tính α = EdJd/EsJ
  • fy là giới hạn chảy của thép, tính theo đơn vị psi, (1 psi = 6,895 KN/m2);
  • ß là tỉ lệ giữa nhịp dài Ld trên nhịp ngắn Ln, ß = Ld/Ln.

 

đổ bê tông sàn nhà dày bao nhiêu? cách tính chi tiết

Công thức tính đổ sàn bê tông dày bao nhiêu chuẩn nhất

Một số lưu ý khi đổ sàn nhà dân dụng

Sau khi tính toán được chiều dày sàn nhà dân dụng, chúng ta cần tiến hành thi công đổ sàn. Vậy cần lưu ý để thực hiện bước thi công này  chính xác, nhanh chóng và đạt tiêu chuẩn kĩ thuật? Lex Futurus sẽ cung cấp những điều cần ghi nhớ dưới đây nhé!

  • Thực hiện đổ theo dạng giật lùi để đảm bảo tin công đến đâu chất lượng và gọn gàng đến đó, hạn chế đi lại vào khu vực đã thi công xong
  • Thi công sàn nhanh chóng bằng cách chia ra và đổ sàn theo từng dải có chiều rộng từ 1-2m. Thực hiện từng dải đã chia lần lượt cho tới khi hết.
  • Tiến hành đổ dầm chính khi sàn bê tông đã được đổ cách đó 1m
  • Đổ bê tông mặt sàn sau khi đã đổ lớp bê tông trên mặt cốp pha đã có độ dày từ 5-7cm.
  • Thi công cần tiến hành sử dụng thước nhôm hoặc bàn xoa cán đều bề mặt sàn sao cho bằng phẳng nhất ngay khi tiến hành thi công.
  • Kiểm soát nhằm tránh nước bị đọng tại các góc và các đầu của cốp pha.

Lưu ý quan trọng khi đổ sàn nhà

Lưu ý quan trọng khi đổ sàn nhà

Tóm lại trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn lựa tính chiều dày sàn nhà dân dụng theo tiêu chuẩn. Đặc biệt bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng khi đổ sàn như đổ theo kiểu giật lùi, làm phẳng bề mặt,… để đạt hiệu quả cao nhất. Đọc các bài viết khác của Lex Futurus: