Chi tiết cấu tạo sàn nhà [TỔNG HỢP] | Đặc điểm – Phân loại
Sàn nhà là nơi chịu lực lớn từ các tác động lực thường xuyên như tường, con người và đồ vật, giúp đảm bảo kết cấu cho công trình. Vậy chi tiết cấu tạo sàn nhà như thế nào? Sàn nhà được phân loại ra sao? Xem ngay thông tin chi tiết cùng Lexfuturus trong nội dung dưới đây!
Phân loại sàn nhà
Mỗi công trình sẽ được thiết kế với loại sàn đặc trưng khác nhau, phù hợp. Người ta phân loại sàn nhà như sau:
1. Theo giải pháp kết cấu
Sàn nhà phân loại theo kết cấu có 2 loại sàn dầm và sàn không dầm.
- Sàn dầm: Sử dụng các thanh dầm đặt song song với nhau và có các tấm gác chịu lực bên trên. Vì vậy loại sàn này có kết cấu chắc chắn, chịu lực tốt và sử dụng trong nhiều công trình. Tuy nhiên loại sàn này có điểm hạn chế về chiều cao của tầng nhà kéo theo độ chiếu sáng tự nhiên vào trong không gian giảm.
- Sàn không dầm: Là công nghệ mới giúp giảm trọng lượng cho công trình bằng cách dùng các hộp/bóng nhựa rỗng để thay thế cho lượng bê tông không cần thiết.
Phân loại cấu tạo sàn nhà theo kết cấu
2. Theo vật liệu
Người ta chia các loại sàn dựa vào chất liệu với 3 loại cụ thể bao gồm:
- Sàn gỗ: đây là loại sàn truyền thống xuất hiện sớm nhất từ những công trình nhà gỗ từ lâu. Hiện nay loại sàn này vẫn được ứng dụng kết hợp với các loại sàn bê tông.
- Sàn bê tông cốt thép: Là loại sàn được sử dụng rộng rãi, có nhiều ưu điểm nổi bật về độ rắn chắc và khả năng chịu lực tốt hơn sàn gỗ.
- Sàn dầm thép: Khá kén công trình bởi nó sử dụng các vật liệu quý hiếm, có giá thành đắt đỏ nên không được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà, cao ốc,.. hiện nay.
3. Theo biện pháp thi công
- Sàn bê tông cốt thép toàn khối: có khả năng liên kết và độ cứng tuyệt vời. Loại sàn này được ưa chuộng ứng dụng trong một số công trình được yêu cầu đặc biệt hoặc mặt bằng không có quy tắc.
- Sàn bê tông cốt thép lắp ghép: có tính ứng dụng cao với nhiều ưu điểm như tiết kiệm nhân công, thời gian thực hiện, tiết kiệm khuôn ván đổ sàn và không bị phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Tuy nhiên khi lắp đặt loại sàn này cần có các biện pháp hỗ trợ để gắn kết.
4. Theo vị trí sử dụng
Bên cạnh các cách phân loại sàn nhà ở trên, người ta còn có có thể phân loại theo vị trí sử dụng như sau:
- Sàn tầng hầm, tầng lầu, tầng trệt
- Sàn dưới nóc, sàn sân thượng, lô gia, ban công
- Sàn phòng mổ, phòng thí nghiệm,…
Yêu cầu đối với cấu tạo sàn nhà
Trước khi tìm hiểu chi tiết cấu tạo sàn nhà, chúng ta cần phải biết các yêu cầu quan trọng đối với kết cấu sàn:
– Cường độ chịu lực: Sàn nhà cần có khả năng chịu lực tốt bởi nó phải đảm bảo chịu lực từ các vách, cột, đồ nội thất và con người. Sàn phải đạt tiêu chuẩn tốt về độ cứng, khả năng chịu lực, chống ăn mòn và tác động bởi môi trường bên ngoài.
– Chịu nhiệt và cách âm: giữa các tầng cần được cách âm để không gây ra các tiếng ồn khó chịu và ảnh hưởng. Cách nhiệt đảm bảo an toàn con người trong một số trường hợp.
– Có khả năng chống cháy: Sàn chống cháy sẽ giúp đảm bảo kết cấu không bị biến dạng gây mất an toàn khi có sự cố.
– Chống thấm, chống ăn mòn: đảm bảo khả năng sử dụng ổn định, tránh nước và hóa chất ảnh hưởng tới kết cấu của công trình.
– Giá thành phù hợp: Mức kinh phí để xây dựng sàn nhà thường không nhỏ, do vậy cần thiết kế sàn phù hợp với khả năng chịu lực, vừa nhẹ và lượng vật liệu sử dụng hợp lý.
– Tính thẩm mỹ: Đảm bảo sàn bằng phẳng sau khi thi công, có độ chắc chắn và không bị rỗ hay bong tróc đặc biệt đối là đối với các loại sàn không dầm.
– Dễ dàng vệ sinh: Sàn cần phải làm sạch đơn giản, dễ dàng. Sàn ít bám bụi để tiết kiệm công sức và thời gian cho người sử dụng.
Yêu cầu với cấu tạo sàn
Chi tiết cấu tạo sàn nhà tổng quan
Sàn nhà nói chung được cấu tạo chi tiết cụ thể như sau:
1. Kết cấu chịu lực
Kết cấu chịu lực của sàn chính là các thanh dầm hoặc dàn gỗ, bê tông cốt thép cũng như các vật liệu che kín kết cấu giữa các thanh dầm. Khả năng chịu lực của sàn gác hoặc phần khung sẽ khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo của loại vật liệu được sử dụng.
2. Mặt sàn (Áo sàn)
Đây là phần được đặt trên các kết cấu chịu lực (có thể đặt trên lớp chống thấm hoặc cách âm). Đây là bề mặt để con người tiến hành thi công và lắp đặt các loại vật liệu ốp lát khác như gạch, sàn đá, gỗ,…
3. Trần sàn
Trần sàn chính là bộ phận nằm bên dưới kết cấu chịu lực của sàn nhà. Nó có nhiệm vụ tăng khả năng cách âm, cách nhiệt và có sự bằng phẳng để tạo độ thẩm mỹ cho trần sàn. Loại trần sàn sử dụng vữa xi măng mác 75 dày từ 1.5-2cm có thể sử dụng đóng lắp đặt các loại trần nhựa, trần bằng thạch cao hoặc trần bê tông lưới thép
Bên cạnh 3 chi tiết cấu tạo sàn nhà trên, tùy theo mỗi công trình mà kỹ sư thiết kế có thể lắp đặt xen kẽ các lớp chống thấm, cách nhiệt, cách âm và cách hơi vào cấu tạo trần sàn phù hợp.
Chi tiết cấu tạo sàn nhà tại một số vị trí đặc biệt
Các sàn nhà được lắp đặt trong các vị trí riêng biệt khác nhau cũng sẽ có cấu tạo đặc trưng khác nhau. Tìm hiểu chi tiết cấu tạo sàn nhà tầng hầm (tầng trệt); nhà vệ sinh, cách âm, đàn hồi,…
1. Sàn tầng hầm và tầng trệt
Với đặc trưng lắp đặt tại các vị trí thấp và ẩm ướt, sàn tầng hầm và tầng trệt được thiết kế với cấu tạo phức tạp. Đặc điểm loại sàn này như sau:
- Không có các lớp cách âm và cách nhiệt.
- Có lớp chống thấm ưu việt
Các lớp chống thấm sử dụng một trong các phương thức sau:
- Sử dụng 1 lớp cát hạt to có độ dày 5-7cm
- Dùng 1 lớp bê tông cốt thép cách nước
- Dùng vừa liên kết mặt sàn để chống thấm
Cấu tạo sàn nhà tầng trệt
2. Sàn khu vệ sinh
Đây là loại sàn thường xuyên ẩm ướt, cần có khả năng chống thấm hoàn hảo. Vật liệu thi công hoàn thiện nên sử dụng loại gạch men chống trơn trên mặt sàn. Kết cấu sàn cần được sử dụng lớp chống thấm cẩn thận, lớp mặt sàn nên có lớp chống thấm bằng xi măng cát vàng tỉ lệ 1:2 dày 1-2cm.
Lớp chịu lực của sàn cũng cần thi công chống thấm. Nếu sử dụng loại sàn bê tông cốt thép toàn khối thì cần ngâm sàn bằng nước xi măng 7 ngày. Nước xi măng pha theo tỷ lệ 5kg xi măng cho1m3 nước.
Ngoài ra cần đảm bảo:
- Phần sàn tiếp xúc với vách tường hoặc đường ống nước cần được xây cao hơn khoảng 15-20cm
- Ốp mặt tường bằng gạch men cao ít nhất 1.2 m để chống thấm lên tường.
- Sử dụng thêm 1 lớp bê tông cốt thép chống thấm khoảng 4cm, mác 200 nếu cấu tạo là sàn lắp ghép.
Sàn khu vực vệ sinh
3. Sàn cách âm cao
Sàn cách âm được thiết kế theo nguyên tắc tăng cường cách âm không khí và va chạm của sàn. Người dụng các loại vật liệu cách âm vào kết cấu của sàn cùng với đó bịt kín các kẽ hở của sàn. Một số loại vật liệu được ưa chuộng sử dụng như xỉ, cát hạt to, sợi, bông,…
Thông thường có 2 phương pháp được sử dụng trong sàn cách âm đó là:
- Sử dụng đệm chèn được làm từ các loại vật liệu đàn hồi ở cả 2 mặt ở nơi tiếp xúc giữa sàn nhà và tường vách.
- Sử dụng cấu tạo sàn thanh 2 lớp hoàn toàn tách rời nhau hoặc hạn chế tiếp xúc với nhau. Tại các vị trí này ta có thể xử lý cách âm va chạm để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Cấu tạo sàn cách âm cao
4. Sàn nhà đàn hồi
Mặt sàn đàn hồi gồm 2 lớp ván, 2 lớp dầu hồi và 1 lớp pắc kê giữa 2 lớp. Nhờ sử dụng chất liệu gỗ, loại sàn có độ mềm và đàn hồi nên được gọi với tên gọi là sàn nhà đàn hồi. Chi tiết cấu tạo sàn nhà đàn hồi khá đặc biệt. Đây là loại sàn gỗ với các tấm gỗ được xếp lên bề mặt 1 hệ thống đòn gánh được làm bằng gỗ, có kích thước cụ thể:
- Chiều dài đòn: 1200mm
- Đầu mút mỏng: 30-40mm
- Độ dày ở giữa: 80-1000mm
- Độ rộng đòn: 100mm
- Khoảng cách giữa các đòn: 400mm
- Thanh đòn dựa lên các sống cứng kích thước rộng 100mm; cao 60mm; đặt song song và cách nhau 400m.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết cấu tạo sàn nhà, mỗi loại sàn có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào tính năng sử dụng của sàn. Mong rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn tốt hơn trong cuộc sống nhé!
Đọc thêm nội dung khác: