Bê tông cốt thép là gì? Tìm hiểu về bê tông cốt thép [CHI TIẾT]

Bê tông cốt thép là vật liệu thông dụng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Vậy kết cấu này có đặc điểm gì? Ứng dụng cụ thể như thế nào? Mời các bạn cùng Lexfuturus đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bê tông cốt thép là gì? Tìm hiểu về bê tông cốt thép [CHI TIẾT]

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là cấu kiện được tạo nên từ sự kết hợp giữa bê tông và thép. Trong hầu hết các công trình xây dựng hiện nay, kết cấu này đóng vai trò chịu lực chính cho cả công trình. Tuy nhiên, nếu tách riêng lẻ chúng ta sẽ nhận thấy rằng:

  • Bê tông có khả năng chịu nén, nhưng khả năng chịu kéo lại được đánh giá không cao.
  • Trong khi đó thép lại có khả năng chịu kéo và chịu nén tốt.

Chính vì vậy việc kết hợp 2 vật liệu này với nhau, sẽ nâng cao khả năng chịu lực cho công trình. Trong đó bê tông sẽ bảo vệ cốt thép trước sự xâm thực của môi trường. Thép có công dụng định vị bê tông để tránh tình trạng nứt vỡ.

*Trong các bản vẽ kỹ thuật, ký hiệu bê tông cốt thép được thể hiện chi tiết như sau:

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là gì?Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là gì?

Kết cấu bê tông cốt thép

Kết cấu của vật liệu này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:

1. Toàn khối

Đây là cấu kiện kết cấu được thi công theo phương pháp ghép ván khuôn, đặt cốt thép và đổ bê tông ngay tại vị trí thi công công trình. Loại kết cấu này có ưu điểm là độ cứng lớn, chịu lực tốt. Nhưng nhược điểm là tốn vật liệu làm ván khuôn, cột chống. Ngoài ra quá trình thi công chịu nhiều tác động từ yếu tố thời tiết.

Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối

2. Bê tông lắp ghép

Đây là vật liệu được kết hợp giữa bê tông và thép. Tuy nhiên sử dụng các vật liệu ở dạng đúc sẵn thay vì sử dụng xi măng, cát sỏi…như bê tông truyền thống. Kết cấu của nó bao gồm các bộ phận như sau:

  • Dầm dự ứng lực: Hiện có 2 loại dầm là P113 có khẩu độ dầm từ 1m đến 3.9m và P114 có khẩu độ dầm từ 4m đến 4.7m. Chúng đều có kết cấu là bê tông cốt thép dạng đúc sẵn trong nhà máy.
  • Tấm bê tông siêu nhẹ: Được tạo nên từ các nguyên liệu như: cát, xi măng, đá nghiền,…không sử dụng phụ gia độc hại. Chúng được đúc theo kích thước, tiêu chuẩn nhất định. Do đó hạn chế tối đa tình trạng sai lệch và có thể lắp vừa các hệ dầm có sẵn.
  • Cốt thép: Được tạo nên từ lưới thép phi 4 và được đan theo tiêu chuẩn đã định sẵn với mục đích cố định mặt sàn.
  • Lớp bê tông mỏng phía trên: Thường được thiết kế với độ dày khoảng 4cm. Ngoài ra chúng còn được san phẳng để quá trình lát gạch, gỗ…diễn ra thuận tiện hơn.

Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép

Đặc điểm của bê tông cốt thép

Kết cấu này được sử dụng rất nhiều cho các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên để hiểu chi tiết về đặc điểm của vật liệu này thì không phải ai cũng biết. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay sau đây:

1. Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà kết cấu này lại được tin dùng đến vậy. Dưới đây là một số ưu điểm của nó, chúng ta cùng điểm qua nhé:

  • Nâng cao khả năng chịu lực: So với các vật liệu khác như thép, gỗ…kết cấu bê tông cốt thép có khả năng chịu lực tốt hơn.
  • Độ bền cao: sử dụng kết cấu này sẽ giúp nâng cao độ bền cho công trình trong quá trình sử dụng. Ngoài ra chi phí bảo dưỡng vật liệu cũng thấp hơn so với các vật liệu khác.
  • Khả năng tạo hình khối dễ dàng: có khả năng tạo các hình khối phù hợp với yêu cầu kiến trúc, nhờ vào hệ thống ván khuôn.
  • Chống cháy tốt: hệ số dẫn nhiệt của bê tông thấp do đó có thể bảo vệ cốt thép ngay cả khi ở điều kiện nhiệt độ cao.
  • Hấp thụ năng lượng tốt: bê tông cốt thép thường có khối lượng lớn có khả năng hấp thụ lực xung kích tốt.
  • Giá thành phải chăng: Bê tông được tạo nên chủ yếu từ các vật liệu có sẵn như đá, sỏi, cát…Những nguyên liệu này hiện nay có giá thành không cao. Những nguyên liệu khác như thép, xi măng có giá thành cao hơn. Nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 1/5-1/6 tổng khối lượng.

2. Nhược điểm

Mặc dù được sử dụng cho rất nhiều các công trình xây dựng hiện nay, nhưng kết cấu này vẫn còn một số nhược điểm nhất định như:

  • Nặng nề: Kết cấu bê tông cốt thép tương đối nặng nề. Do đó khi thi công cần yêu cầu cao về khả năng chịu lực của nền móng.
  • Thời gian thi công lâu: Bê tông cần một thời gian để có thể đông cứng. Do đó khi công trình sử dụng kết cấu này, sau khi đổ bê tông phải chờ một thời gian nhất định cho bê tông đông cứng, mới có thể tiếp tục thi công.
  • Khả năng tái sử dụng thấp: Nếu có nhu cầu tái sử dụng kết cấu này, việc tháo dỡ, vận chuyển mất nhiều công sức và rất tốn kém.
  • Chi phí cho hệ thống ván khuôn cao: Hệ thống ván khuôn cần được trang bị đầy đủ với số lượng lớn, nếu muốn sử dụng kết cấu này. Do đó chủ công trình sẽ cần phải chi một khoản phí nhất định cho việc mua ván khuôn.

Bê tông cốt thép dùng để làm gì?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần nội dung trước của bài viết, công trình nếu chỉ sử dụng bê tông sẽ không đảm bảo được khả năng chịu lực. Nguyên nhân bởi bê tông có khả năng chịu lực kéo kém. Hiện lực kéo của bê tông chỉ bằng 1/10 trọng lực. Điều này có thể hiểu đơn giản là mỗi cm2 chỉ chịu được một lực kéo từ 100 – 200N.

Khi sử dụng bê tông để làm dầm ngang cho một công trình, bộ phận chịu trọng lực phía trên sẽ không bị đứt gãy. Nhưng bộ phận chịu lực kéo phía dưới lại có khả năng đứt gãy cao, có thể dẫn đến dầm bị gãy. Chính vì vậy để tăng khả năng chịu sức kéo cho dầm bê tông nói chung và tăng khả năng chịu lực cho công trình, cần phải sử dụng đến cấu kiện bê tông kết hợp cốt thép Với kết cấu này, trung bình cứ mỗi cm2 sẽ chịu được lực kéo 24.000 – 60.000N.

=> Như vậy đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được bê tông cốt thép dùng để làm gì rồi đúng không nào.

Bê tông cốt thép dùng để làm gì?

Giá bê tông cốt thép

Đối với bất kỳ nhà thầu hay chủ đầu tư nào, khi thực hiện xây dựng công trình cũng đều quan tâm đến vấn đề về giá. Tuy nhiên đơn giá của vật liệu hiện nay phụ thuộc chặt chẽ vào những yếu tố dưới đây:

  • Đơn giá bê tông và thép.
  • Diện tích dự án thi công.
  • Tình hình nguyên vật liệu (dồi dào hay khan hiếm) tại thời điểm thi công.
  • Việc bố trí kết cấu cho hạng mục nào. Ví dụ: mái nhà, cầu thang, móng nhà…

Tuy nhiên chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ đơn giá chi tiết cho nguyên liệu là bê tông và thép để các bạn tham khảo. Cụ thể như sau:

Báo giá bê tông tươi

Báo giá bê tông tươi

Báo giá thép

Báo giá thép

Lưu ý: Đây chỉ là bảng giá tham khảo, giá có thể khác nhau tùy thời điểm cũng như tùy đơn vị cung cấp vật liệu.

Lexfuturus vừa chia sẻ những nội dung chính liên quan đến bê tông cốt thép. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu hơn về kết cấu này, cũng như vai trò của kết cấu đối với các công trình xây dựng hiện nay.

Xem thêm các bài viết khác: